Giới trẻ nghiện mạng xã hội: Khi thế giới ảo thành gánh nặng
Gap Year – Khoảnh Khắc Quyết Định Để Tìm Lại Chính Mình
Tàn Tuyết gây chú ý tại giải Nobel văn học 2024 : Một bước chuyển lớn cho văn học Châu Á
Khám Phá Hương Vị Mùa Thu: Những Món Ngon Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
“Khoe thu nhập trên Threads: Động lực hay áp lực?”
Giới trẻ và xu hướng du lịch phượt vừa “chữa lành” vừa ” xoa dịu thiên nhiên”
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận đã hạ sinh Bé thứ 3
Trào lưu “check-in” quảng bá du lịch qua những cây kem hình Nhà thờ Đức Bà TP.HCM
Tháng 10, Việt Nam đón 2 cơn mưa sao băng và siêu trăng rực rỡ
Theo phân tích của TS. Nguyễn Minh Phong, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ sôi động hơn nhờ gia tăng hoạt động của khu vực FDI và triển khai các dự án hạ tầng trên cả nước.
Đánh giá về triển vọng của bất động sản công nghiệp, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, tỷ lệ hấp thụ đối với phân khúc này vẫn sẽ tăng trưởng và tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Đến giữa năm 2023, thủ tục định giá đất của Khu công nghiệp VSIP III tại Bình Dương cũng được đốc thúc để giải quyết nhanh và dứt điểm. Cùng đó, thời gần đây cũng có một số dự án mở rộng tại khu vực phía Nam như Long An… tiếp thêm nguồn cung mới cho phân khúc BĐS công nghiệp trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, về dài hạn, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút đầu tư thông qua những hiệp định thương mại song phương, đa phương để được giảm thuế, ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực sản xuất.
Cùng với đó, yếu tố chính trị cũng sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam vẫn giữ mức tương đối ổn định.
Từ thực tế và diễn biến trên thị trường, các chuyên gia BĐS cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp là một cuộc đua dài hơi. Cuối năm 2023 không có nhiều sự thay đổi so với giai đoạn đầu năm nhưng sang năm mới 2024 thì sự hồi phục và phát triển sẽ rõ ràng hơn
Cùng với BĐS công nghiệp, phân khúc nhà ở có giá hợp lý cũng được dự báo sẽ phục hồi sớm trong năm 2024 cho dù khả năng cân bằng cung – cầu vẫn còn là thách thức lớn.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES), nguồn cung thị trường căn hộ chung cư sẽ tăng trung bình khoảng 20 – 25%/năm trong giai đoạn phục hồi 2024 – 2026, nhu cầu và tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt mức cao 9 – 96% so với mức 88 – 89% giai đoạn 2020 – 2021.
Tại Hà Nội và TPHCM, nguồn cung căn hộ chung cư giai đoạn 2024 – 2026 sẽ khôi phục mức 70.000 – 85.000 căn/năm (tương đương thời điểm trước dịch COVID-19) với giá trị tương đương khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng/năm.
Cơ cấu nguồn cung sẽ ngày càng đa dạng nhờ xu hướng mở rộng của các chủ đầu tư phía Nam ra phía Bắc; sự sôi động của hoạt động mau bán – sáp nhập (M&A) và sự phát triển của các thị trường vùng ven Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa về nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ theo từng phân khúc.
Trong bối cảnh và nhu cầu của thị trường như hiện nay, phân khúc nhà ở với mức giá tầm trung trở xuống phục vụ cho nhu cầu nhà ở thực sẽ có khả năng phục hồi nhanh và sớm hơn trong năm 2024.
Theo các chuyên gia BĐS, kỳ vọng về sự phục hồi sớm đối với phân khúc nhà ở giá rẻ, NƠXH là hoàn toàn có cơ sở khi phân khúc này nhận được nhiều “trợ lực” từ chính sách.
Trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV với nhiều quy định mới gỡ “nút thắt” cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án NƠXH, được kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều DN tham gia phát triển, tạo điều kiện cũng như tăng khả năng tiếp cận loại hình nhà ở này cho người thu nhập thấp mua nhà.