Giới trẻ nghiện mạng xã hội: Khi thế giới ảo thành gánh nặng
Gap Year – Khoảnh Khắc Quyết Định Để Tìm Lại Chính Mình
Tàn Tuyết gây chú ý tại giải Nobel văn học 2024 : Một bước chuyển lớn cho văn học Châu Á
Khám Phá Hương Vị Mùa Thu: Những Món Ngon Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
“Khoe thu nhập trên Threads: Động lực hay áp lực?”
Giới trẻ và xu hướng du lịch phượt vừa “chữa lành” vừa ” xoa dịu thiên nhiên”
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận đã hạ sinh Bé thứ 3
Trào lưu “check-in” quảng bá du lịch qua những cây kem hình Nhà thờ Đức Bà TP.HCM
Tháng 10, Việt Nam đón 2 cơn mưa sao băng và siêu trăng rực rỡ
Có một thực tế không thể phủ nhận, những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp của xã hội ngày càng tăng cao, vì thế nên lĩnh vực làm đẹp trở thành thị trường màu mỡ, khiến sự cạnh tranh giữa các spa, cơ sở thẩm mỹ cũng khốc liệt theo. Và không phải hoạt chất làm đẹp nào cũng được cấp phép tiêm trực tiếp vào cơ thể người.
Vì thực tế đã cho thấy: Thời gian gần đây, những trường hợp biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, do việc tiêm các hoạt chất không rõ nguồn gốc xảy ra ngày càng nhiều. Và rõ ràng là, việc tiêm trực tiếp vào cơ thể người cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Dị ứng, kích ứng, biến chứng, tai biến da…Bởi khi tiêm các hoạt chất vào cơ thể, chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn được sự phát triển và biệt hóa của các tế bào gốc sẽ diễn ra trong cơ thể như thế nào, khiến việc viêm bị nhiễm trùng, u hạt…xuất hiện.
Tuy nhiên, xu hướng làm đẹp bằng việc tiêm các hoạt chất đã xuất hiện được 1-2 năm gần đây, với quảng cáo rầm rộ từ những cơ sở thẩm mỹ, spa. Và đa số những người tìm đến nó đều do tin tưởng vào những hiệu quả “thần thánh” mà nó mang lại, theo quảng bá rất có cánh: Đẹp hoàn hảo, chỉ sau 1 tiếng, không cần phẫu thuật, điều trị sẹo rỗ, sẹo lồi/lõm, trẻ hóa da, điều trị nám khỏi ngay không cần đợi…
Chỉ đơn cử một minh chứng là, ở cơ sở “Emy Beauty Spa” (số 26, Trần Thái Tông, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM). Thực tế, thời gian qua – Tạp chí Mốt & Cuộc sống đã nhận được phản ảnh của độc giả về việc, cơ sở này đã ngang nhiên công khai sử dụng dịch vụ tiêm Meso và các hoạt chất trực tiếp vào cơ thể khách hàng khi chưa được cấp phép. Để sớm có câu trả lời công tâm, khách quan và bảo đảm thông tin đa chiều với độc giả – phóng viên Mốt và Cuộc sống đã đến đặt lịch làm việc với Emy Beauty Spa (địa chỉ đã nêu trên), nhưng hiện cơ sở này vẫn chưa hồi âm.
Qua tìm hiểu thực tế, phóng viên đã ghi nhận được những hình ảnh kỹ thuật viên tại cơ sở này đã trực tiếp tiêm các hoạt chất vào cơ thể của khách hàng. Và các sản phẩm này hiện không rõ nguồn gốc xuất sứ ở đâu!!!???. Cùng những lời quảng cáo có cánh như “Cam kết hiệu sau một lần tiêm”!!! Và cơ sở cũng chưa có câu trả lời về đề nghị của phóng viên là chứng minh thực tế tính hiệu quả như đã quảng cáo?.
Đối với các trường hợp cơ sở Spa không có giấy phép hoạt động chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ theo quy định nêu trên, mà thực hiện hoạt động tiêm Filler vào khác hàng thì cơ sở Spa có thể sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động (Theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế). Ngoài ra, cơ sở Spa còn có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng. Trường hợp cơ sở Spa thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá niêm yết thì buộc phải hoàn trả số tiền thu chênh lệch, nếu không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách Nhà nước. |
Trong khi – Gần đây nhất, như báo chí đã đưa tin về việc Bệnh viện E vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân nhập viện do sốc phản vệ vì sử dụng chất làm trắng không rõ nguồn gốc. Các bác sĩ khoa Dị ứng miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân (46 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ tử vong… do sử dụng phương pháp truyền chất làm trắng da bằng tế bào noãn thực vật không rõ thành phần tại một Spa ở Hà Nội.
Theo Th.s Nguyễn Thị Thu Lan, Khoa Dị ứng miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E thì, người bệnh nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, khó thở, kích thích, tụt huyết áp nghiêm trọng gây trụy mạch và có nguy cơ tử vong cao. Cũng theo Bà Lan, đây là trường hợp rất nguy hiểm đến tính mạng, vì khi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E thì người bệnh đã có biểu hiện sốc phản vệ ở mức độ nguy kịch, tiềm tàng khả năng tử vong cao.
Được biết, việc sử dụng các hoạt chất tế bào gốc thật sự có mang đến lợi ích cho việc chăm sóc da hay không – thì đến thời điểm hiện tại, chỉ một số hoạt chất được cấp phép để tiêm vào da và các hoạt chất còn lại, kể cả chất tiết tế bào gốc Exosome vẫn mới chỉ đang lưu hành là mỹ phẩm bôi ngoài da.
Và như vậy – Việc làm đẹp bằng cách tiêm Filler, Meso hiện nay diễn ra khá phổ biến ở các Spa thẩm mỹ do tác dụng làm đẹp nhanh, tức thì, giúp các bộ phận của cơ thể như ngực, mũi, chân, mông có thể đầy đặn lên trông thấy mà không cần phải tiến hành phẫu thuật, với chi phí vô cùng rẻ – rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hậu quả của việc tiêm Filler vào cơ thể thì không phải ai cũng có thể hiểu, biết và lường trước được. Do đó, người có nhu cầu làm đẹp cũng cần phải hết sức tỉnh táo trước những lời chào gọi, quảng cáo của các trung tâm Spa không có chức năng, chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ để tránh những hậu quả khôn lường và đáng tiếc có thể xảy ra. Và trước khi quyết định sử dụng hoạt chất tiêm vào cơ thể mình, hãy cẩn trọng nghiên cứu thật kỹ càng và tự đặt và trả lời bằng những câu hỏi thiết thực nhất. Ví dụ: Hoạt chất đưa vào cơ thể bằng phương pháp nào? Cơ sở thực hiện có đầy đủ giấy tờ, đảm bảo an toàn – hiệu quả cho làn da bạn không? Hãy lựa chọn thật kỹ và gửi gắm làn da mình đúng nơi – đúng cách để tránh “tiền mất tật mang”.
ThS.BSNT Nguyễn Thị Thu Lan cũng cho biết thêm, sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, xảy ra sau vài giây đến vài phút khi tiếp xúc với dị nguyên. Tùy cơ địa nhạy cảm ở mỗi người mà cơ thể sẽ phản ứng với những chất gây dị ứng nhất định. Và sốc phản vệ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, da, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương… nên các triệu chứng cũng phân bố khắp cơ thể, mà phổ biến nhất là các triệu chứng ngứa da, môi bị sưng, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy…
Đánh giá mức độ nguy hiểm của các chất làm đẹp, làm trắng không rõ nguồn gốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch đều có thể gây ra phản ứng nguy hiểm, ThS.Nguyễn Thị Thu Lan lưu ý nhấn mạnh, người bệnh cần cẩn trọng với bất kỳ phương pháp tiêm truyền trắng da được quảng cáo trên thị trường, chất truyền trắng da trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng… đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng…Bà cũng khuyến cáo, khi rơi vào tình trạng sốc phản vệ, người bệnh phải nhanh chóng được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khẩn, tránh những biến chứng không kiểm soát, đe dọa tính mạng người bệnh.
Đặc biệt, sau khi đã xử lý sốc phản vệ và điều trị kịp thời vẫn có thể tái diễn sau 8 – 72 giờ tiếp theo. Do đó, người bệnh cần phải được theo dõi kĩ bằng các thiết bị máy móc hiện đại và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, để tầm soát những biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: “Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Đối với người trực tiếp thực hiện hành vi tiêm Filler vào khách hàng nhưng không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hành vi của người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định như sau: – Về hành chính: Đối với trường hợp hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề thì người này có thể sẽ bị xử phạt số tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng (Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế). – Về hình sự: Các trường hợp tiêm Filler nếu ko được thực hiện quy trình tiêm bởi những người có năng lực chuyên môn (bác sỹ da liễu, bác sỹ thẩm mỹ), thì hầu như để lại hậu quả rất nghiêm trọng, bệnh nhân nên đi giám định thương tật, để xem tỷ lệ tổn thương cơ thể là bao nhiêu phần trăm. Theo đó, hành vi tiêm filler hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hậu quả của việc tiêm filler này gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người khác. Cụ thể: Đối với hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp: làm chết người; gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của những người này từ 61% – 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiều chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại Điều 117 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017). |