Giới trẻ nghiện mạng xã hội: Khi thế giới ảo thành gánh nặng
Gap Year – Khoảnh Khắc Quyết Định Để Tìm Lại Chính Mình
Tàn Tuyết gây chú ý tại giải Nobel văn học 2024 : Một bước chuyển lớn cho văn học Châu Á
Khám Phá Hương Vị Mùa Thu: Những Món Ngon Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
“Khoe thu nhập trên Threads: Động lực hay áp lực?”
Giới trẻ và xu hướng du lịch phượt vừa “chữa lành” vừa ” xoa dịu thiên nhiên”
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận đã hạ sinh Bé thứ 3
Trào lưu “check-in” quảng bá du lịch qua những cây kem hình Nhà thờ Đức Bà TP.HCM
Tháng 10, Việt Nam đón 2 cơn mưa sao băng và siêu trăng rực rỡ
Sau nửa tháng xét hỏi, ngày 6/8, phiên xét xử 254 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam bước vào phần tranh luận.
Đại diện VKS cho rằng đây là vụ án tham nhũng kinh tế có quy mô lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và thủy nội địa.
Cũng theo đại diện VKS, xuất phát từ quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TPHCM phát hiện 2 chiếc ô tô có dấu hiệu cơi nới thành thùng so với quy chuẩn nên dừng phương tiện để kiểm tra.
Kết quả kiểm tra xác định, số đo kích thước thành, thùng xe trùng khớp với số đo trong Giấy chứng nhận kiểm định, nhưng lại sai lệch so với thông số kỹ thuật của xe trên cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam nên chuyển CQĐT để xác minh, làm rõ.
Từ dấu hiệu tội phạm này, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã điều tra, xác định hành vi phạm tội có tổ chức xuyên suốt từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TPHCM và các địa phương trên cả nước.
Qua quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra và truy tố tổng cộng 254 bị can về 11 tội danh.
Trong đó, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là hai cựu Cục trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất khi đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định pháp luật để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.
Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, dữ liệu thu thập được từ Phòng Kiểm định xe cơ giới (phòng VAR) và nhiều tài liệu chứng cứ khác, có đủ căn cứ để xác định bị cáo Đặng Việt Hà đã nhận hối lộ của các trung tâm đăng kiểm khối V, phòng VAR và một số trung tâm đăng kiểm khối D số tiền đặc biệt lớn.
Do đó, bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Nhận hối lộ” với tổng số tiền là 40,2 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo hưởng lợi hơn 8,5 tỷ.
Đối với bị cáo Trần Kỳ Hình khi phát hiện có sai phạm, tiêu cực xảy ra tại các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm, nhưng bị cáo không chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền hối lộ của thuộc cấp để bỏ qua lỗi. Tổng số tiền bị cáo Hình đã nhận hối lộ là 7,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Hình còn duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định. Vì vậy, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Về bị cáo Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm), đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho 51 cơ sở đóng tàu. Kết quả điều tra xác định 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp thông báo năng lực theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật.
Do đó, bị cáo Nguyễn Vũ Hải phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.