Đời Sống

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2024: Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm của VEPR trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố liên tục trong 16 năm qua.

Sáng 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức.

Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia cao cấp về kinh tế trong và ngoài nước như: PGS. TS. Phạm Hoàng Lương, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam – Nhật Bản; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; ông Andreas Stoffers, Giám đốc FNF tại Việt Nam; ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Shinec, Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền; PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện tài chính…

Toàn cảnh hội thảo.

Ngoài ra, hội thảo cũng có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, đại diện của nhiều đại sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng.

Hội thảo được chia làm 2 phiên làm việc. Phiên thứ nhất, đại diện nhóm tác giả của Báo cáo thường niên 2024 trình bày những kết quả chính của báo cáo. Phiên thứ 2 các chuyên gia, phản biện tham gia thảo luận các nội dung của báo cáo.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam tập trung phân tích một cách độc lập, khách quan những thành tựu, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn và chuyên sâu của Việt Nam.Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN cho biết: Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh”. Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.

Theo ông Nguyễn Trúc Lê, là một trong những quốc gia châu Á có tham vọng lớn nhất tại COP26, chiến lược phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam cam kết giảm 43,5% lượng khí thải vào năm 2030. Tuy nhiên, áp lực ngày càng tăng từ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các nước phát triển đang thúc giục Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhanh và mạnh mẽ hơn vào chuyển dịch năng lượng hướng tới xanh hóa nền kinh tế. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các quốc gia như Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới.

Tại hội thảo đại diện các đơn vị đồng tổ chức: Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Phạm Bảo Sơn; Giám đốc FNF tại Việt Nam, ông Andreas Stoffers và PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã phát biểu, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo cũng như trân trọng các đóng góp của tập thể các nhà khoa học đã đóng góp cho Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam qua các năm.

Kết luận hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN đã đưa ra những đánh giá nhằm gợi mở một số khuyến nghị chính sách quan trọng:

Thứ nhất, trong ngắn hạn, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024, cần tiếp tục ưu tiên trọng tâm công cụ tài chính của chính sách tài khóa thúc đẩy tổng cầu; tăng cường giải ngân đầu tư công đảm bảo đúng tiến độ và tập trung, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.

Do động lực tiêu dùng nội địa còn yếu, cần tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2024 cân nhắc mở rộng thêm đối tượng áp dụng. Có thêm chương trình và chính sách kích cầu tiêu dùng cụ thể, và cần đi theo hướng hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ, nhất là để định hướng tiêu dùng theo các xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, bảo vệ môi trường góp phần thực thiện cam kết Net Zero vào năm 2050.

Cần có thêm các gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa cacbon. Chính phủ cần sớm công bố danh mục phân loại xanh để các doanh nghiệp đủ điều kiện có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng xanh trong nước và nước ngoài. Tiếp thêm vốn cho các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương, tăng cường cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thúc đẩy thực hiện xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm căn cứ cho các quỹ có thể bảo lãnh tín chấp.

Ngoài ra, đảm bảo hài hoà, hiệu quả trong mục tiêu tăng trưởng tín dụng hỗ trợ sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp nói riêng, thúc đẩy tiêu dùng và phục hồi tăng trưởng nói chung. Thúc đẩy đa dạng hoá các kênh dẫn vốn và đầu tư ngoài tín dụng ngân hàng (nâng cao hiệu quả và tính minh bạch thị trường cổ phiếu, trái phiếu, các kênh dẫn vốn khác gắn với tín dụng xanh, chuyển dịch năng lượng công bằng, cho thuê tài chính…)

Thứ hai, trong trung, dài hạn, cần hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy các yếu tố tạo giá trị gia tăng thực của nền kinh tế số, như công nghệ phần mềm, kinh doanh nền tảng, thương mại điện tử để tạo ra động lực đổi mới sáng tạo.

Nghiên cứu hoàn thiện mô hình phát triển nhà ở xã hội để khắc phục những hạn chế hiện nay. Thành lập doanh nghiệp nhà nước chuyên thực hiện phát triển nhà ở xã hội (đầu tư, quản lý nhà ở xã hội). Phát triển nhà ở xã hội ngoài mục tiêu chính là hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, còn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ cân bằng thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, phát triển nhà ở xã hội là mục tiêu dài hạn, xuyên suốt và việc giao thị trường, nhất là khu vực tư nhân sẽ khó đảm bảo mục tiêu xã hội do tính thương mại và khó khăn trong triển khai dự án đầu tư và quản lý nhà ở xã hội giai đoạn vận hành.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trực thuộc Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã liên tục công bố trong 16 năm qua

Cần tiếp tục chú trọng các giải pháp kích thích đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân để đảm bảo tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt mức cao và mở rộng cung tiền hợp lý nhằm kích thích tăng trưởng, như tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên; Tập trung tháo gỡ các khó khăn trên thị trường bất động sản, gói tín dụng nhà ở xã hội và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, như các giao dịch dân sự, thủ tục đầu tư, phòng cháy chữa cháy…); cải thiện môi trường kinh doanh.

Để hỗ trợ Doanh nghiệp, ưu tiên các chính sách và cải cách nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin vào môi trường đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp quay lại thị trường và mở rộng quy mô. Các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cần cụ thể và khả thi (chính sách hỗ trợ xuất khẩu khá thành công). Về lâu về dài, các chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp.

 

Ý kiến bạn đọc

TIN KHÁC

 Lưu Diệc Phi: Đóa Hồng Đen Tỏa Sáng Tại Tuần Lễ Thời Trang Paris
Lưu Diệc Phi: Đóa Hồng Đen Tỏa Sáng Tại Tuần Lễ Thời Trang Paris
Sự Kiện | 03-10-2024 09:20
Paris Fashion Week 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng 9 đến 2 tháng 10, quy tụ các nhà thiết kế hàng đầu thế giới và những thương hiệu danh tiếng. Sự kiện này hứa hẹn mang đến những bộ sưu tập ấn tượng, phản ánh xu hướng mới nhất trong ngành thời trang. […]
 Gợi ý những món quà tặng bạn gái nhân dịp 20/10
Gợi ý những món quà tặng bạn gái nhân dịp 20/10
Đời Sống | 02-10-2024 11:09
Hoa tươi hoặc hoa bằng len Hoa tươi là món quà truyền thống không thể thiếu trong bất kỳ dịp đặc biệt nào. Một bó hoa tươi thắm, với màu sắc rực rỡ và hương thơm dịu nhẹ, không chỉ mang lại niềm vui mà còn thể hiện tình cảm chân thành của bạn dành […]
 Ngày Du lịch Thế giới: ‘Du lịch và hòa bình’
Ngày Du lịch Thế giới: ‘Du lịch và hòa bình’
Z-Style | 27-09-2024 13:57
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan, hàng năm, vào ngày 27/9, ngành du lịch trên toàn thế giới luôn tổ chức các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên khắp trái đất về tầm quan trọng của ngành du lịch đối […]
 Giới trẻ thịnh hành việc chữa lành đến từ những điều huyền bí
Giới trẻ thịnh hành việc chữa lành đến từ những điều huyền bí
Z-Style | 27-09-2024 13:45
Một trong những phương pháp đáng chú ý làm tìm đến các hình thức về tâm linh – một hình thức kết nối với tâm linh và tìm kiếm sự hướng dẫn từ những điều huyền bí. Không chỉ đơn thuần là dự đoán tương lai, tâm linh còn được nhiều người coi như một […]
 Giới trẻ nghĩ gì về Tarot?
Giới trẻ nghĩ gì về Tarot?
Z-Style | 25-09-2024 14:45
Có thể thấy, Tarot hiện nay không chỉ là một hình thức dự đoán tương lai mà còn mang nhiều ý nghĩa về tâm lý, giải trí và kết nối với tâm linh. Sự phổ biến của tarot phần lớn nhờ vào tính linh hoạt, dễ tiếp cận và khả năng đáp ứng nhu cầu […]