Giới trẻ nghiện mạng xã hội: Khi thế giới ảo thành gánh nặng
Gap Year – Khoảnh Khắc Quyết Định Để Tìm Lại Chính Mình
Tàn Tuyết gây chú ý tại giải Nobel văn học 2024 : Một bước chuyển lớn cho văn học Châu Á
Khám Phá Hương Vị Mùa Thu: Những Món Ngon Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
“Khoe thu nhập trên Threads: Động lực hay áp lực?”
Giới trẻ và xu hướng du lịch phượt vừa “chữa lành” vừa ” xoa dịu thiên nhiên”
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận đã hạ sinh Bé thứ 3
Trào lưu “check-in” quảng bá du lịch qua những cây kem hình Nhà thờ Đức Bà TP.HCM
Tháng 10, Việt Nam đón 2 cơn mưa sao băng và siêu trăng rực rỡ
Báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam tháng 7 do tổ chức nghiên cứu S&P Global công bố tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất Việt Nam.
Cụ thể, chỉ số PMI tháng 7 của ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,7 điểm, mức cao nhất từ tháng 11/2018. Sản lượng tăng mạnh do số đơn đặt hàng mới đã tốt lên tháng thứ 4 liên tiếp. Theo S&P Global, tốc độ tăng sản lượng sản xuất tháng 7 đã nhanh hơn so với tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence đánh giá: “Sản xuất nối tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ của tháng 6 sang tháng 7 cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế tiến về phía trước”.
Các doanh nghiệp cho biết, cùng với sản xuất được đẩy mạnh, họ vẫn phải sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng các yêu cầu đặt hàng mới, từ đó làm giảm mạnh hàng tồn kho.
Trên thực tế, hàng tồn kho thành phẩm đã giảm xuống mức thấp thứ hai từng được ghi nhận, chỉ đứng sau mức của tháng 2/2014
Tuy nhiên, để đáp ứng kịp nhu cầu đơn đặt hàng, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, Andrew Harker cho rằng: “Các nhà sản xuất cần bổ sung thêm lực lượng lao động và tiếp tục đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào”.
Chỉ dấu tích cực thời gian qua cũng được ghi nhận, khi các doanh nghiệp đã cố tăng công suất bằng việc tăng cả hoạt động mua hàng và việc làm vào đầu quý III/2024.
Theo đó, hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đáng kể và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 5/2022. Các nhà sản xuất đã gặp thuận lợi trong việc mua nguyên vật liệu khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ hai liên tiếp. Tồn kho hàng mua đã giảm tháng thứ 11 liên tiếp.
Trở ngại trong sản xuất là chi phí đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 7, các nhà cung cấp đã phải tăng giá bán hàng, trong khi chi phí vận tải tăng cũng là một nhân tố gây thêm khó khăn.
“Chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển tăng khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 7. Tốc độ tăng khá mạnh”, Báo cáo nêu.
Bất chấp những trở ngại này, những kỳ vọng về việc số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong năm tới đã củng cố niềm tin kinh doanh về triển vọng sản lượng. Khoảng 40% doanh nghiệp được khảo sát thể hiện sự lạc quan về đơn hàng mới tăng.