Giới trẻ nghiện mạng xã hội: Khi thế giới ảo thành gánh nặng
Gap Year – Khoảnh Khắc Quyết Định Để Tìm Lại Chính Mình
Tàn Tuyết gây chú ý tại giải Nobel văn học 2024 : Một bước chuyển lớn cho văn học Châu Á
Khám Phá Hương Vị Mùa Thu: Những Món Ngon Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới
“Khoe thu nhập trên Threads: Động lực hay áp lực?”
Giới trẻ và xu hướng du lịch phượt vừa “chữa lành” vừa ” xoa dịu thiên nhiên”
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận đã hạ sinh Bé thứ 3
Trào lưu “check-in” quảng bá du lịch qua những cây kem hình Nhà thờ Đức Bà TP.HCM
Tháng 10, Việt Nam đón 2 cơn mưa sao băng và siêu trăng rực rỡ
Những ngày qua, cảnh đổ xô về quê, đường kẹt cứng tứ bề tràn ngập trên mạng xã hội, nhiều người “quay xe” phút chót vì không bắt được chuyến xe về quê.
Tuy nhiên, có bạn trẻ lại chọn tránh xa xô bồ, bình yên qua lễ. Sức hấp dẫn của tiền lương làm thêm giờ vào các ngày lễ cũng là lý do khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn ở lại Hà Nội.
Team ở lại
Dịp lễ, bạn Thúy Hiền (26 tuổi, Hà Tĩnh) chọn ở lại Hà Nội vì không săn được vé xe. Quyết định ở lại, Hiền phân chia thời gian để vừa làm việc, vừa tự thưởng cho bản thân những giây phút nghỉ ngơi quý giá.
“Gia đình cũng hỏi sao không về nhưng nhìn cảnh rồng rắn về quê mình ngán ngẩm quá. Thay vào đó, mình sẽ chọn về sau lễ. Dịp này mình vừa kiếm thêm được gấp đôi thu nhập, vừa có thời gian để đi du lịch xung quanh Hà Nội” – cô chia sẻ.
Lê Ngọc Huyền (21 tuổi, quê Thái Bình), đang làm chăm sóc khách hàng cho một studio tại Hà Nội cũng chia sẻ quyết định ở lại thủ đô có lẽ là lựa chọn sáng suốt nhất. “Trong nhóm bạn, đứa nào đứa nấy về quê đường cũng kẹt cứng, đến lúc về được tới nhà lại gặp mưa bão” – Huyền chia sẻ.
Ngoài việc tăng lương theo quy định, chế độ, dịp lễ trước nay vẫn luôn là khoảng thời gian “vàng” với các bạn trẻ muốn tăng thêm thu nhập, đặc biệt các bạn trẻ làm công việc freelancer về mảng dịch vụ. Chấp nhận “hy sinh ngày nghỉ” để ở lại thành phố làm việc, các bạn trẻ vui mừng nhận về mức lương gấp đôi so với ngày thường, lại còn kèm thêm những phần quà thưởng lễ.
Đặng Thu Lan (26 tuổi, quê Thái Bình) cho biết công việc chính hằng ngày của cô là kế toán, tuy nhiên cô làm thêm nghề môi giới homestay, bán vé máy bay và một số dịch vụ nghỉ dưỡng khác. “Dịp lễ, tết chính là cơ hội vàng cho tôi kiếm thêm thu nhập cao hơn ngày thường” – Lan bày tỏ.
Xách ba lô đi trốn
Trong khi đó, một số bạn trẻ lại cho rằng cần tự thưởng cho bản thân thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm viêc, học tập quần quật.
Các bạn trẻ chia sẻ, tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất để đi cùng nhau lại vừa hiểu thêm cuộc sống, con người những vùng đất khác không phải lựa chọn quá tệ.
“Nhóm mình có bảy người, chúng mình cùng nhau đi du lịch Đà Nẵng 4 ngày vào dịp nghỉ lễ. Chi phí khoảng hơn 7 triệu đồng/người, cả tiền mua quà về cho mọi người. Dù hơi tốn kém nhưng đi du lịch giúp chúng mình giải tỏa được áp lực nên cũng đáng” – Giang Lương (23 tuổi, Hải Dương) chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ này cho hay hầu như kỳ nghỉ lễ nào dài ngày các bạn đều góp tiền đi du lịch để tự thưởng cho mình sau những ngày làm việc vất vả. “Bây giờ còn trẻ không tranh thủ ngao du, mai này có chồng con muốn đi chơi xa rất khó” – Giang dí dỏm.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ lại xách ba lô về quê tìm sự bình yên. Minh Phương (28 tuổi, Quảng Ninh) chia sẻ những năm trước cô thường chọn đi du lịch để tận hưởng cuộc sống. Nhưng mấy năm gần đây, khi đã trưởng thành hơn cô chỉ muốn về quê, tạm lánh sự xô bồ, áp lực ở thành phố.
“Đây là khoảng thời gian mình được nghỉ ngơi, cũng như được quây quần bên gia đình” – Phương nói.